Để có thể hoàn thành nhiệm vụ chăn nuôi vịt đẻ thường, sẽ đòi hỏi ở người chăn nuôi phải có ít nhất những kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng trong các phương pháp chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người thường xuyên chủ quan trong vấn đề này. Và vì thế chúng có thể khiến cho đàn vịt nhà bạn không được đảm bảo về chất lượng cũng như sức khỏe. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra thì việc tìm hiểu các kinh nghiệm cũng như những lời khuyên hữu ích trong việc chăn nuôi là điều rất cần thiết.
Nhiều người thường cho rằng vịt đẻ nên được chăn nuôi theo cách tự nhiên. Thậm chí là không nên quá quan tâm đến chúng. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn sai khi chúng có thể là mối nguy hại cho đàn vịt nhà bạn, nói cách khác nếu trong quá trình chăn nuôi bạn không hề để tâm đến chất lượng chăn nuôi thì chúng hoàn toàn không thể mang lại hiệu quả và năng suất cao được. Do đó hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm ngay hôm nay để áp dụng chúng trong quá trình chăm sóc vịt đẻ nhé!
Mục Lục
Nuôi vịt đẻ tập trung trong trang trại
Xét về ưu điểm
- Kiềm chế được trọng lượng vịt giống theo đúng yêu cầu kỹ thuật đối với vịt siêu thịt.
- Phân bổ thức ăn theo quy định.
- Tỷ lệ đậu phôi và tỷ lệ ấp nở cao.
- Kích cỡ trứng đều nhau dễ ấp nở.
- Không thất thoát đầu con do quản lí chặt chẻ.
- Kiểm soát chặt chẻ được con giống.
Tận dụng được thức ăn dư thừa và phân vịt để nuôi các loại cá dưới mặt hồ tạo nguồn thu lớn. kết quả nhiều năm cho thấy khi nuôi vịt đẻ kết hợp với cá; đã cho năng suất cá 10-12/ha mặt nước. Mà không phải chi phí (trừ chi phí cá giống). Chất lượng con giống vịt thương phẩm nuôi thịt luôn cao và ổn định. Đây là điều quan trọng nhất thu hút khách hàng.

Xét về nhược điểm
- Tổ chức xây dựng chuồng trại tốn kém, phải có vốn.
- Chi phí làm ao hổ bờ bộng cao.
- Vốn đầu tư cho mặt bằng lớn.
Nuôi vịt đẻ chăn thả ngoài đồng
Xét về ưu điểm
- Tổ chức chuồng trại đơn giản, vốn ít.
- Giảm nhiều chi phí thức ăn đạm như : còng, đẩu tôm, thức ăn viên..
- Giá thành sản xuất một quả trứng giống thấp.
Xét về nhược điểm
- Chất lượng con giống không ổn định.
- Dễ thất thoát đầu con, khó kiểm soát con giống.
- Tỷ lệ ấp nở thấp vì trứng không được bảo quản kỹ.
- Thời gian đẻ của vịt mái ngắn hơn vì lượng thức ăn không được phân bổ điều hoà.
- Cấp số cho mỗi bầy nhỏ tối đa là 100con.
- Sử dụng nhân công nhiều.
Phương pháp liên kết gia công

Kinh nghiệm liên kết gia công trong nuôi vịt đẻ siêu thịt giữa chủ trại và nông dân để sản xuất có hiệu quả; cũng là một yếu tố vô cùng cần thiết. Nguyên tắc cơ bản của sự liên kết này là các bên cùng có lợi. có 2 phương thức mà một số chủ trại đã áp dụng thành công khi liên kết với các hộ nông dân.
Tìm hiểu phương thức 1
Phần chủ trại: góp vốn bằng vịt đẻ hoặc vịt hậu bị, không tính lãi và ứng trước thức ăn cho đàn vịt. Người nông dân chăm sóc đàn vịt. Khi có sản phẩm là trứng vịt giống chủ trại sẽ thu mua theo giá thị trường. sau khi trừ chi phí lãi sẽ chia đôi cho 2 bên, lỗ chủ trại chịu. Phương thức này thường áp dụng cho các đàn giống đặc biệt.
Tìm hiểu phương thức 2
Chủ trại cho người nông dân mượn đàn mái hoặc trống. Nông dân tổ chức chăn nuôi. Sản phẩm bán cho chủ trại theo giá thị trường. Cả hai phương thức trên chủ trại đều bao tiêu sản phẩm và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng ngừa bệnh tật. Để mỗi phương thức mang lại kết quả tốt, chủ trại phải chọn các gia đình nông dân có các điều kiện như: Có kinh nghiệm nghề nghiệp, có uy tín trong quan hệ tiền bạc, có điều kiện về môi trường thiên nhiên, nguồn thức ăn dồi dào.
Phương pháp tổ chức chuồng trại khi nuôi vịt siêu thịt
Tổ chức chuồng trại khi nuôi vịt giống siêu thịt ở trang trại, nuôi vịt đẻ siêu thịt; là một phương pháp khá hợp lý. Đối với phương thức nuôi vịt giống siêu thịt trong trang trại tập trung cần chú y một số vấn đề sau trong việc tổ chức chuồng trại.
Chuồng trại phải được đảm bảo về mặt cao ráo thoáng mát
Lót chuồng bằng rơm hay cỏ, không nên dùng trấu, nên thay thường xuyên ít nhất 3 ngày một lần hay lót thêm mỗi ngày một lần và để tránh nấm mốc. một tuần lể nên rải một lần vôi bột khắp nền chuồng sau đó mới rải rơm mới lên trên.

- Diện tích thích hợp cho mỗi vịt đẻ là 0.5m2 nền chuồng và 2.0m2 mặt nước.
- Cấp số cho mỗi bầy là 140 mái và 20 trống là thích hợp nhất.
- Máng ăn sạch sẽ có thể dùng bằng cây để đóng với kích cỡ dài 0.5m rộng 0.3m và cao 0.2m cho 25 vịt ăn.
- Cho vịt ăn đúng giờ quy định 2 hoặc 3 bữa trong ngày.
Những nơi vịt thường đi qua lại cần được làm bằng phẳng hay độn lót cho êm chân vịt để tránh trường hợp vịt bị ké dưới bàn chân khiến vịt đi đứng khó khăn làm giảm tỷ lệ đậu phôi và năng suất trứng.
Lưu ý cần nắm
- Không nên vào chuồng vịt đẻ thường xuyên khi không cần thiết.
- Tổ chức thông thoát nước cho thật tốt. mỗi ngày phải thay đổi nước ít nhất được 1/3 lượng nước trong hồ.
- Tổ chức kết hợp nuôi vịt, cá tốt để làm sạch môi trường nước và tăng thu nhập.
- Nghiêm túc thực hiện tốt quy trình phòng ngừa bệnh cho đàn vịt trong trại.