Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều mô hình khác nhau để phục vụ cho việc chăn nuôi vịt hiệu quả. Tuy nhiên không phải mô hình nào cũng là phù hợp và tiết kiệm được nhiều chi phí. Do đó quá trình lựa chọn mô hình chính là yếu tố quan trọng. Chúng góp phần tiết kiệm cũng như nâng cao được hiệu quả chăn nuôi về sau nếu như người chăn nuôi có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn. Vậy làm thế nào để lựa chọn được mô hình chăn nuôi đúng đắn? Bạn sẽ cần phải tìm hiểu được những ưu và nhược điểm của các mô hình chăn nuôi hiện nay.
Để đảm bảo cho hiệu quả cũng như năng suất chăn nuôi, đàn vịt cần có một mô hình đơn giản những vẫn mang lại lợi ích to lớn cho nhà nông. Vì thế việc giành thời gian để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này thực chất lại là một điều vô cùng quan trọng mà nhiều nhà nông thường bỏ quên chúng. Do đó hãy cùng bắt tay vào tìm hiểu những đặc điểm trong các mô hình chăn nuôi phổ biến nhất.
Mục Lục
Tìm hiểu về phương pháp nuôi vịt hiệu quả
Vịt là loại thủy cầm thích sống trong môi trường có nhiều nước như: ao hồ, đồng ruộng, và sông ngòi. Đều có thể làm bãi chăn nuôi vịt lý tưởng. Nhờ vào đặc tính này bà con chăn nuôi có thể chọn phương thức chăn nuôi vịt trên mặt nước ao hồ. Vừa kết hợp nuôi cá với mật độ vừa; thì sẽ làm tăng năng suất hiệu quả chăn nuôi cá lẫn vịt. Nuôi vịt trên ao cá, phân của vịt thải ra cho cá ăn. Hoặc tạo nguồn thủy sinh trong ao phát triển làm thức ăn cho cá. Hình thức này làm giảm đáng kể chi phí công sức vệ sinh chuồng trại; và công cung cấp nước uống cho vịt.

Ngoài ra, nếu nuôi vịt trong ruộng lúa khi cây lúa đã cứng cây, Thì sẽ có tác dụng bảo vệ mùa màng. Bởi vì vịt có thể các sinh vật gây hại cho lú như sâu, óc bưu vàng, rong tảo, cỏ dại… Hại lúa hạn chế chi phí phung sịt thuốc bảo vệ thực vật. Đồng ruộng cũng được xem là bãi chăn thả lý tưởng. Cung cấp nhiều loại thức ăn cho vịt mà không mất tiền mua. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí thức ăn cho vịt; người nông dân có thể lựa chọn phương pháp “nuôi vịt thả đồng”.
Sau khi gặt lúa xong thóc lúa rơi đổ và sâu hại còn lại trên đồng rất nhiều. Chỉ có con vịt mới tận dụng tốt các loại thức ăn này. Theo như tính toán của các nhà khoa học; thì tỷ lệ lúa rơi rụng sau thu hoạch khoản 2%/ tổng sản lượng lúa. Và khả năng vịt tận dụng lúa đổ có thể đạt tới 70%. Để việc “nuôi vịt thả đồng” đạt hiệu quả cao; người nông dân cần lưu ý các kỹ thuật dưới đây.
Các bước để nuôi vịt thả đồng
Tiến hành xác định mùa vụ và thời điểm để bắt đầu chăn thả

Việc xác định đúng thời điểm của các vụ mùa trong năm rất quan trọng. Để vịt tận dụng đến mức cao nhất các loại thức ăn tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng. Giảm bớt chi phí cho đàn vịt nuôi. Ở nước ta biện pháp nuôi vịt được chăn thả kết hợp với trồng lúa; thường tập trung vào 2 thời điểm chính của các vụ lúa là:
- Thời điểm lúa đang sinh trưởng thả vịt vào đồng để ăn các loại côn trùng, sâu, rầy, dế, nhện, ốc, cua, ruốc.
- Thời điểm thu hoạch thả vịt vào đồng để tận dụng lúa vơi vãi và nhiều động vật thuỷ sinh, sâu hại sau khi thu hoạch sót lại.
Không quên việc vệ sinh phòng bệnh cho vịt
Nuôi vịt chạy đồng thường nuôi với số lượng lớn thường lên đến hàng ngàn con. Chỗ chăn nuôi thường không cố định trong thời gian chạy đồng. Ngoài ra còn cò có thể bị lây bệnh từ các đàn vịt địa phương khác cùng chạy đồng. Cho nên khâu phòng phòng bệnh cần đặt biệt quan tâm. Thực hiện nghiêm túc chủng vắc xin cho đàn vịt đầy đủ đúng qui trình. Đặc biệt là cúm H5N1, ngừa dịch tả, tụ huyết trùng… Không thả vịt vào những ruộng lúa vừa mới phun thuốc trừ sâu. Có thể gây cho vịt chết hàng loạt.

Điểm qua thời kỳ thích hợp để nuôi vịt chăn thả đồng
Phải đi thăm và chọn đồng trước xem có phù hợp với điều kiện chăn thả; và mật độ đàn vịt được nuôi hay không. Chăn thả vào sáng sớm và chiều, trưa cho vịt nghĩ mát, có chỗ cho vịt tắm. Cho vịt ăn thêm vào ban đêm và khuya cho vịt ngủ. Nếu thời tiết tốt và có trăng thì có thể thả vịt ra đồng để vịt kiếm ăn ban đêm, vịt mau lớn. Nên chuyển đồng lúc trời mát, đàn vịt khoẻ mạng trưa ngủ tốt. Vịt bị thường xôn xao ũ rũ kêu nhiều.
Bên cạnh phương thức “nuôi thả đồng” nông dân còn có thể sử dụng phương thức “nuôi đổ”. Phương thức này mang lại hiệu quả cao về mặt năng suất nhưng tốn kém chi phí về mặt thức ăn bởi vì phần lớn thức ăn cho vịt phải mua, vịt ăn thức ăn nhiều hơn nên giá thành cao. Hình thức này phù hợp trong lúc có dịch cúm, giúp người nuôi kiểm soát tốt dịch bệnh, người chế biến và người tiêu dùng an tâm hơn. Giống gia cầm hiện nay cũng cung cấp vịt giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi trong cả nước.