Cá Rô phi loài cá có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất được ưa chuộng tại Việt Nam vì giá thành cực kỳ hợp lý. Không những thế mà cá Rô phi còn chế biến được thành nhiều món ăn ngon hợp với từng khẩu vị thành viên trong gia đình dù già trẻ hay lớn bé. Với nhu cầu mua cá Rô phi cực kỳ cao trên thị trường thì việc các ao nuôi loại cá này càng được mở rộng là điều dễ hiểu. Hiện nay có rất nhiều bà con nông dân sử dụng ao nuôi nhà mình để nuôi cá Rô phi với quy mô lớn, hy vọng những vụ nuôi này sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Tuy nhiên để có một vụ nuôi thành công thì bà con cũng cần phải trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị một phần về kiến thức nuôi cá Rô phi vào mùa đông.
Mục Lục
Khẩu phần thức ăn cho cá Rô phi

Thể trạng của cá rô phi sẽ suy giảm vào mùa đông và khả năng miễn dịch rất kém; đặc biệt khả năng chịu lạnh của cá rô phi rất yếu. Vì vậy, người nuôi nên cho cá rô phi ăn một lượng thức ăn vừa phải; khi sắp bước vào mùa đông. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá lâu năm ở các trại cá rô phi Bảo Lộc (Bảo Lộ – Trung Quốc) thì khi bước vào mùa đông, lượng thức ăn của cá rô phi sẽ giảm. Thông thường, người nuôi sẽ chỉ cho cá ăn khi thời tiết trong lành; để cá có thể ăn nhiều hơn một chút. Điều này giúp duy trì sức mạnh và tồn tại của cá rô phi trong mùa đông lạnh giá.
Cá Rô phi là đối tượng chịu rét kém, vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp; trời rét kéo dài có thể làm cho cá chết hàng loạt. Để khắc phục tình trạng này, nâng cao tỷ lệ sống khi nuôi cá Rô phi qua đông bà con cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật như sau:
Cho cá ăn bằng thức ăn có chất lượng, hàm lượng độ đạm cao: Cám ngô, cám gạo và thức ăn công nghiệp có độ đạm 30%. Khi nhiệt độ nước xuống dưới 180C, giảm 1/2 lượng thức ăn cho cá ăn.
Khẩu phần cho ăn: Dựa vào khối lượng cá nuôi trong ao và điều kiện thời tiết; để cho cá ăn với lượng phù hợp.
Thời gian cho ăn: Vào thời điểm nắng ấm, cho cá ăn lúc 10h sáng và lúc 15h chiều.
Xử lý, khử khuẩn nước và ao nuôi
Định kỳ 2 lần/tháng sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn môi trường nước; như: Vicato với lượng 1kg/3.000m3 nước để diệt khuẩn ao nuôi. Sau 2 ngày dùng chế phẩm sinh học Bestwater với lượng 1kg/10.000m3 nước; để cải tạo nền đáy và môi trường nước ao nuôi.
Cung cấp và bổ sung dưỡng chất

Bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày với lượng 2g/kg thức ăn; để tăng sức đề kháng cho cá.
Định kỳ 15 ngày/lần, cho cá ăn thuốc kháng sinh (có thành phần Amoxycicllin) với lượng 100g/100kg thức ăn liên tục trong 2 ngày để phòng các bệnh xuất huyết, chướng bụng, phù đầu, trắng gan.
Những điều cần lưu ý khi nuôi cá Rô phi
Hạn chế tối đa việc đánh bắt, kéo lưới làm cá bị xây xát; dễ nhiễm các bệnh do nấm, vi khuẩn.
Tuyệt đối không xả phân chuồng trực tiếp xuống ao nuôi.
Bổ sung nước cho ao nuôi đảm bảo >2m để tăng khả năng giữ nhiệt cho ao. Đồng thời thả bèo tây 2/3 diện tích ao hoặc trồng chuối theo hàng về hướng Bắc để chắn gió.
Làm sọt tránh rét: Dùng sọt đan bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi sát trùng ấn đầy vào sọt, cắm cọc buộc sọt xuống đáy ao để cá trú rét.
Thường xuyên theo dõi ao nuôi hàng ngày phát hiện các hiện tượng bất thường để kịp thời xử lý. Việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật của bà con nông dân sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sống, tạo điều kiện cho bà con có kế hoạch trong việc đầu tư, chăm sóc cho cá Rô phi phát triển tốt khi thời tiết ấm lên vào mùa xuân.