Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay đang ngày càng phát triển rực rỡ với các mặt hàng cực kỳ đa dạng. Đặc biệt là có nhiều mặt hàng thủy sản ở nước ta đã thành công xuất khẩu sang thị trường các nước khác như tôm, cua, ghẹ,… Nổi bật trong số đó có thể kể đến ghẹ xanh lột. Ghẹ xanh lột được biết đến là một mặt hàng rất được ưa chuộng đối với những người có niềm đam mê với các loại thủy sản vì sự ngon miệng khi được chế biến. Ngoài ra thì hàm lượng dinh dưỡng bên trong ghẹ xanh lột còn cực kỳ tốt cho sự phát triển của con người.
Vậy bạn có biết quy trình nuôi và thu hoạch ghẹ xanh lột diễn ra như thế nào không? Dưới đây là một số lưu ý dành cho bà con nông dân khi muốn nuôi trồng và thu hoạch ghẹ xanh lột cho ra năng suất cao.
Mục Lục
Xây dựng bể nuôi và chọn giống ghẹ
Nuôi trong bể xi măng 5×5= 25 m2, có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 300C
Các yếu tố thủy lý, thủy hóa: nhiệt độ nước dao động 25-300C; độ muối duy trì 30 – 33 %o oxy hoà tan 6,2 – 6,5mg/l và pH khoảng 7,8-8
Bể nuôi phải được sục khí liên tục 24/24 giờ và thay nước 100%/ngày
Lột xác ghẹ xanh: Một số loài giáp xác nước mặn và nước ngọt sau khi lột vỏ còn được gọi là giáp xác vỏ mềm hay lột vỏ, trong đó cua-tôm-ghẹ lột vỏ là những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường thế giới vào những năm 90 của thế kỷ XX do thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng can-xi và phốt-pho dễ hấp thụ, có tác dụng phục hồi nhanh chóng tình trạng thiếu và mất can-xi ở trẻ em và người cao tuổi.
Ghẹ xanh nuôi lột chọn cỡ từ 15 – 20 con/kg, trọng lượng từ 50 – 70g/con. Chọn những con chắc thịt, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đủ chân càng và mai yếm không bị dập nứt. Trường hợp những con hình thành lớp vỏ mới chuẩn bị lột xác, khỏe mạnh có đủ chân càng nuôi riêng.
Phương pháp giúp ghẹ xanh tự lột vỏ đồng loạt

Để ghẹ xanh lột vỏ đồng loạt có thể áp dụng biện pháp cắt mắt và trộn chất Chitosan 1% vào thức ăn cho ghẹ ăn. Sau khi tuyển ghẹ nuôi lột, cho ghẹ vào bể có sục khí nuôi lưu từ 10-12 h; để ghẹ hồi sức và ổn định. Bổ sung Vitamin C vào bể nuôi để tăng thêm sức đề kháng cho ghẹ. Khi kiểm tra ghẹ đã khỏe mạnh, giảm nhiệt độ nước xuống còn 20-220C và thực hiện cắt mắt. Dùng kéo đã khử trùng để cắt mắt ghẹ.
Cắt mắt: Đốt nóng kéo hoặc dùng cồn khử trùng kéo cắt. Một người cầm giữ ghẹ, một người cắt, vết cắt tính từ gốc mắt ra là 2-3 mm. Sau khi cắt mắt tiếp tục nuôi thêm 10-12 h trong bể để ghẹ ổn định. Khi trời mát cho ghẹ vào bể nuôi lột.
Cho ăn thuốc: Cá tươi rửa sạch trộn với chất kích thích lột vỏ của giáp xác là chất Chitosan; với nồng độ 1%, có thể dùng dầu mực bao thức ăn để tăng khả năng của thuốc. Ghẹ cắt mắt sử dụng chất Chitosan trong vòng 14 ngày ghẹ lột vỏ đồng loạt, tỷ lệ 70 – 80%.
Những cách thức chăm sóc và quản lý ghẹ lột
Thức ăn cho ghẹ lột là cá tạp tươi cắt thành miếng nhỏ, rửa sạch và rải đều khắp bể cho ghẹ ăn. Lượng thức ăn hàng ngày từ 10-20% trọng lượng thân và tùy thuộc vào sức ăn của ghẹ. Ngày cho ghẹ ăn 2 lần vào buổi sáng (5-6h) và chiều (17-18h);cho ghẹ ăn lúc mới thay nước và tránh cho ăn lúc nhiệt độ cao. Những ngày đầu ghẹ ăn nhiều, sau ngày thứ 9, 10 trở đi sức ăn của ghẹ giảm và bắt đầu lột.
Kiểm tra: Sau từ 9 đến 14 ngày nuôi, một số ghẹ đã chuyển sang giai đoạn chuẩn bị lột. Người nuôi dùng ngón tay ấn nhẹ vào mép dưới mai ghẹ sẽ nghe thấy tiếng gãy của mai. Tách riêng những con chuẩn bị lột sang bể nuôi mới, thay nước để kích thích ghẹ lột; thay 100% nước hàng ngày và giữ nhiệt độ nước ổn định từ 28 – 300C. Ghẹ sắp lột vỏ không cho ăn, 2 – 3 giờ kiểm tra 1 lần; chú ý thay nước sạch cho ghẹ lột nhanh.
Cách nhận biết ghẹ chuẩn bị lột và thu hoạch

Cách nhận biết ghẹ chuẩn bị lột: Màu sắc trên lưng ghẹ chuyển từ màu xanh; sau khi cắt mắt sang màu xanh hơi đỏ và chuyển tiếp sang màu xanh nâu hơi đậm. Công việc lọc ghẹ lột được thực hiện liên tục vì sau khi lột vỏ hoàn toàn phải tiến hành thu hoạch và bảo quản ngay vì chỉ 2 giờ sau khi lột vỏ ghẹ đã cứng lại. Thời gian ghẹ lột nhiều nhất từ 17 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Ghẹ vừa lột được rửa sạch bằng nước ngọt ở nhiệt độ 150C, đem ghẹ lên cắt yếm, cắt ruột và gói vào bao nilon, sau đó xếp từng con vào trong vỉ, bảo quản lạnh và chuyển đến nơi tiêu thụ.