Từ lâu, lươn được xem như là một loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng cực kỳ cao trong việc bồi bổ sức khỏe cho con người. Ngoài ra thì lươn còn có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Chính vì vậy mà nhu cầu mua lươn của người tiêu dùng không bao giờ bị ít đi. Ngày nay, tại Việt Nam có rất nhiều bà con nông dân nhận thức được hiệu quả kinh tế mà lươn đem lại nên đang dẫn mở rộng các quy mô nhân giống và nuôi lươn đồng.
Tuy nhiên để nuôi thành công thì bà con cũng cân phải trang bị cho mình những nền tảng nuôi lươn đồng đầy đủ và chi tiết, tránh trường hợp lươn bị bệnh và chết hàng loạt, mà bà con cũng trắng tay.
Mục Lục
Xây dựng và thiết kế bể sinh sản cho lươn đồng

Bể có dạng hình chữ nhật, diện tích 2m2/bể, bể có chiều cao 1m, chiều rộng 1m, dài 2m; có đặt ống xả nước, mực nước duy trì 0,3m, bể nữa nổi nữa chìm. Chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, có nguồn nước tốt không bị ô nhiễm làm bể cho lươn sinh sản.
Nguồn lươn giống: Bắt trực tiếp lươn sẵn có trong tự nhiên; hàng năm từ tháng 4 – 10, có thể dùng bẫy để bắt lươn ở ruộng lúa, ao hồ… Lươn bắt theo cách này thường không bị thương, khoẻ mạnh, tỷ lệ sống cao. Không nên mua ở chợ, lươn dễ bị chích điện hay bị câu, lươn bị thương, dễ sinh bệnh nấm thuỷ mi, có con không ăn gầy yếu dẫn tới tử vong. Nên chọn lươn giống có màu vàng, có chấm lớn, loại này lớn rất nhanh.
Chọn giống, mật độ thả: Chọn lươn bố mẹ có thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng; khối lượng trung bình lươn bố mẹ: 10 con/kg. Lươn lớn (lươn đực): cỡ 5-8con/kg, lươn nhỏ (lươn cái): cỡ 9-14 con/kg. Tỷ lệ đực cái là 1:1 (về số lượng). Mật độ thả: 10 con/m2.
Chăm sóc và quản lý: Sau 5 ngày thả lươn vào bể bắt đầu cho lươn ăn nhưng với lượng ít sau đó tăng dần theo khẩu phần ăn của lươn, ngày cho ăn từ 2 lần, thức ăn cho lươn sinh sản sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm 30-40% với lượng thức ăn 3 – 5% tổng khối lượng lươn và kết hợp với trùn quế. Nếu thấy nước bị thất thoát do bốc hơi hoặc chất lượng nước kém thì tiến hành cấp thêm nước.
Tiến hành vớt và ấp trứng lươn đồng
Sau khi thả lươn được 20 ngày thì tiến hành kiểm tra xem lươn đẻ chưa, nếu lươn đẻ tiến hành vớt trứng (chỉ vớt trứng khi trứng chuyển sang màu đỏ có tượng hình lươn con), không nên vớt trứng vàng vì tỷ lệ nở thấp, trứng vớt lên có lẫn bùn nên được rửa nhiều lần qua nước sạch.
Sau đó dùng thau nhựa, thùng nhựa,…để ấp trứng lươn. Mật độ ấp 1.000 trứng/10 lít nước và có sục khí, hàng ngày thay nước từ 50 – 80%, nước sử dụng phải trong sạch, hàng ngày phải loại bỏ trứng ung (trứng có màu trắng đục) hay vỏ trứng. Ở nhiệt độ từ 26- 32oC trứng được ấp khoảng 5 – 7 ngày thì trứng nở; thả vào bể ấp một số chùm tua nilon làm nơi trú ẩn cho lươn con khi nở. Sau 7 – 10 ngày tiêu hết noãn hoàng chuyển sang bể ương.
Ương lươn trong bể lót bạt

Ương với mật độ 3.000con/m2, ương trong bể lót bạt, bể được thiết kế nghiêng về một phía và có đặt ống xả nước, mực nước 20cm, có giá thể là chùm dây nilon, thức ăn cho lươn ăn trong giai đoạn này là trùn chỉ hoặc là trứng nước, ngày cho ăn hai lần sáng và chiều, thay nước sau mỗi lần cho lươn ăn. Sang tháng thứ 2, thứ 3 thì mật độ ương giảm dần và có thể tập cho lươn ăn cá tạp xay nhuyễn phối trộn với thức ăn công nghiêp theo tỷ lệ 30% thức ăn công nghiệp + 70% cá tạp hoặc tập cho lươn ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp.